Món ăn vặt
Từ điển ngôn ngữ Cơ Tu
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Tiếng Cơ Tu, là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Cơ Tu trong ngữ hệ Nam Á. Đó là tiếng của người Cơ Tu cư trú ở nam Lào và miền Trung Việt Nam. Tại Việt Nam, người Cơ Tu nói tiếng Cơ Tu sống chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, vùng A Lưới, Quảng Nam, vùng Đông Giang, Tây Giang

1. Bánh canh cá lóc Thủy Dương trứ danh xứ Huế
Bánh canh cá lóc Thủy Dương từ lâu đã thành món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người dân xứ Huế. Cùng với hương vị thơm ngon khó cưỡng mà bánh canh cá lóc đã trở thành thương hiệu của nền ẩm thực xứ Huế. Dù được chế biến từ những nguyên liệu mộc mạc, đơn sơ nhưng dưới bàn tay tài hoa con người nơi đây, món bánh canh hấp dẫn, đầy bổ dưỡng này vẫn đủ sức làm bất cứ ai đắm say ngay từ đũa đầu tiên.
Thủy Dương nằm dọc quốc lộ 1A, giáp ranh với thành phố Huế về phía Nam. Bánh canh cá lóc Thủy Dương từ lâu đã thành món ăn khá quen thuộc với nhiều người Huế. Cũng vì tọa lạc ở vị trí tuyệt đẹp như thế mà bánh canh nơi đây không chỉ là món ăn ưa chuộng cho người dân địa phương mà còn trở thành món ăn hấp dẫn của không ít du khách thường xuyên vào Nam ra Bắc.
Không như bánh canh ở Hàn Thuyên có nhiều loại khác nhau từ cá, thịt, chả thì ở Thủy Dương chủ yếu chỉ có bánh canh nấu với cá lóc. Với người dân thành phố cổ, bánh canh cá lóc Huế là món rất bình dân, rất được ưa chuộng bởi vì có thể ăn mọi bữa trong ngày. Đa phần các quán bánh canh ở khu vực Thủy Dương nằm ven đường chính An Dương Vương và Nguyễn Tất Thành (2 đường này nằm trên Quốc Lộ 1A cũ) nên rất tiện cho khách hàng dừng chân ngồi ăn.
Dọc theo tuyến đường Nguyễn Tất Thành thuộc phường Thuỷ Dương, thực khách sẽ bắt gặp nhiều quán bánh canh cá lóc nằm liền kề nhau. Bánh canh ở đây hấp dẫn bởi những miếng cá mặn dịu, đính kèm nước dùng được điểm xuyết bởi sắc vàng của dầu hạt điều. Thêm vào đó những cọng hành thái nhỏ vừa chín tới, không quá nhừ làm nên nét thú vị cho món bánh canh cá lóc nơi này.
2. Điểm đặc trưng của món bánh canh cá lóc Thủy Dương
Đối với nhiều người Huế, đã nói đến bánh canh cá lóc thì phải nhắc đến Thủy Dương. Có người nói, Thủy Dương chính là nơi xuất xứ của món ăn dân dã này. Tuy rằng thực hư chưa rõ nhưng hàng chục quán bánh canh san sát nhau dọc hai bên đường chính là điểm nhấn của xứ Huế.
Mỗi ngày có rất nhiều khách du lịch tìm đến đây để thưởng thức món ngon Huế nổi tiếng này. Bột gạo, cá lóc là hai nguyên liệu chính không thể thiếu khi nấu bánh canh cá lóc. Cách chế biến món ăn này cũng khá cầu kỳ, chỉ riêng lấy thịt cá thôi cũng đòi hỏi sự khéo léo của người nấu. Ở Thủy Dương bánh canh được chia thành hai loại là bánh canh cá lóc bột gạo và bánh canh cá lóc bột mì.
Đặc trưng của món bánh canh này là nước lèo ngọt lịm, được nấu từ nước luộc cá và hầm xương. Để nồi nước có độ sánh vừa phải, người chế biến cần chọn cá lóc tươi mới cho ra được mùi vị riêng biệt. Bên cạnh đó, rải thêm dầu điều và thả túi gia vị vào nồi để tạo màu sắc, mùi thơm đặc trưng cho nồi nước dùng. Ăn kèm với chả quết, chả cây, nem và trứng cút vô cùng ngon miệng.
3. Bánh canh cá lóc Thủy Dương được chế biến ngay tại chỗ
Dừng chân tại một quán bánh canh trên khu phố Thủy Dương, ấn tượng đầu tiên của du khách khi bước vào chính là nồi nước dùng đậm đà nghi ngút khói, chiếc thố to đựng những miếng thịt cá chín vàng màu cánh gián.
Nếu như các món bánh canh khác được làm sẵn bột để khi khách đến có thể ăn ngay thì đối với món bánh canh cá lóc chỉ khi nào khách đến, người bán mới bắt đầu dùng dao thái bột thành từng sợi bánh tại chỗ để bánh canh được giữ nguyên hương vị. Bột cắt đến đâu thì thả vào nồi nước sôi đến đó, thơm ngon khó cưỡng.

Du lịch Hương Thủy
Approved Trang thai
Các bài khác